Răng nanh của trẻ sơ sinh có đáng lo và nhất thiết phải nhổ bỏ không?

Răng nanh của trẻ sơ sinh có đáng lo và nhất thiết phải nhổ bỏ không?

Chào bác sĩ!

Bé Tôm nhà em hiện được 3 tháng tuổi, mấy hôm trước em để ý thì phát hiện trên lợi bé có một đốm trắng nhỏ mà mọi người thường gọi là răng nanh của trẻ sơ sinh. Theo tìm hiểu thì em được biết trẻ sơ sinh mọc răng nanh sữa nên tiến hành nhổ bỏ.

Vậy bác sĩ có thể tư vấn giúp em cách xử lý an toàn khi trẻ mọc răng nanh và trong trường hợp của bé nhà em liệu có nhất định phải nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh không?

Em xin cảm ơn bác sĩ 

Trả lời:

Bạn Lan Anh thân mến!

Nha khoa quốc tế Athena đã nhận được câu hỏi của bạn và rất đồng cảm với nỗi lo lắng của bạn về vấn đề mà bé Tôm đang gặp phải.

Trước khi giải đáp thắc mắc của bạn Lan Anh về việc nên làm gì khi trẻ sơ sinh mọc răng nanh, nhổ răng nhanh cho bé sơ sinh có cần thiết và nguy hiểm không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản về răng nanh của trẻ sơ sinh nhé.

Răng nanh của trẻ sơ sinh là gì?

Răng nanh ở trẻ sơ sinh, hay còn được gọi là nanh sữa, thực chất là một đốm nhỏ màu trắng trên lợi, thường gặp nhiều ở trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi. Đây là một loại tổn thương lành tính trên niêm mạc miệng, chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn.

Răng nanh ở trẻ sơ sinh có vỏ mỏng, trong lòng chứa chất keratin có màu trắng do các mảnh vụn tế bào trong quá trình hình thành răng sữa còn sót lại. Kích thước trung bình của những chiếc răng nanh sữa thường từ 2-3 mm nhưng cũng trường hợp hiếm gặp răng nanh dài đến 1cm.

rang-nanh-cua-tre-so-sinh-xuat-hien-khi-nao

Răng nanh sữa thường xuất hiện ở trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi

Lý giải về nguyên nhân trẻ mọc răng nanh, các chuyên gia cho rằng răng sữa của trẻ bắt đầu mọc khi trẻ được 5 – 6 tháng tuổi, tuy nhiêm mầm răng vốn đã được hình thành ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Trong quá trình hình thành mầm răng, một số thành phần tế bào sẽ tham gia tạo răng đáng ra phải tiêu biến nhưng còn sót lại và tạo thành răng nanh sữa.

Bố mẹ có thể nhận biết dấu hiệu mọc răng nanh sữa khi trẻ có biểu hiện như sốt nhẹ, quấy khóc, bỏ bú, chảy nước miếng nhiều, phần lợi và nướu khó chịu khiến trẻ thích cắn, gặm đồ vật xung quanh,…

Răng nanh sữa gây nguy hiểm cho bé không?

Trẻ sơ sinh mọc răng nanh sữa không phải là trường hợp hiếm gặp. Về bản chất, răng nanh sữa ở trẻ sơ sinh rất lành tính, gần như không gây bất kỳ nguy hiểm nào cho trẻ nếu không bị nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên tâm lý chung của nhiều bậc phụ huynh khi thấy trẻ mọc răng nanh là lo lắng, hoang mang không biết nên xử lý như thế nào. Theo các chuyên gia, răng nanh ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện trong một thời gian ngắn, khi mọc thường ít gây đau đớn và khó chịu cho trẻ, sau đó tự vỡ rồi biến mất sau khoảng từ 2 tuần đến 5 tháng mà không để lại bất kì biến chứng gì.

Lúc này, bố mẹ cũng cần chú ý và lấy ra kịp thời phần răng nanh sữa bị vỡ của trẻ bởi nếu không, trẻ có thể nuốt vào bụng và gặp nguy hiểm.

Có nhất thiết phải nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh không?

Không phải trường hợp nào trẻ mọc răng nanh cũng cần nhổ bỏ bởi mọi sự tác động đến cơ thể trẻ trong giai đoạn sơ sinh đều ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và sự phát triển sau này của trẻ. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, chúng ta nên nhổ bỏ những chiếc răng này cho trẻ càng sớm càng tốt để tránh hậu quả đáng tiếc.

rang-nanh-cua-tre-so-sinh-co-nhat-thiet-phai-bo-khong

Không phải trẻ sơ sinh nào mọc nanh sữa cũng cần nhổ bỏ

Cụ thể nếu răng nanh của trẻ đã bị nhiễm khuẩn với các triệu chứng đặc trưng như trẻ bị sốt, quấy khóc, không chịu bú mẹ, lợi sưng đỏ,… thì việc nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh là cần thiết.

Bố mẹ cũng cần lưu ý không nên tự ý nhổ răng nanh cho trẻ tại nhà bằng các phương pháp thủ công, thô sơ. Hiện nay có không ít phụ huynh không biết cách nhổ răng nanh cho bé nên đã sử dụng móng tay ấn vào răng nanh và trực tiếp nhổ bỏ. Điều này là vô cùng nguy hiểm vì có thể khiến trẻ đau đớn và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ mọc răng nanh sữa

Bố mẹ hãy dành thời gian đưa bé đến nha khoa để được xử lý và nhổ răng nanh (nếu cần) một cách an toàn. Thủ thuật nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh tại nha khoa khá đơn giản, nhanh chóng. Đầu tiên trẻ sẽ được thăm khám để xem xét có cần nhổ răng không. Nếu việc nhổ răng nanh sữa là cần thiết, trẻ sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bôi thuốc gây tê giúp giảm đau trong quá trình thực hiện. Sau đó bác sĩ thực hiện bóc tách lớp vỏ răng nanh ra, các nhân màu trắng hoặc vàng nhạt tự vỡ ra ngoài sau đó không cần can thiệp thêm.

Mặc dù quy trình nhổ nanh sữa cho trẻ có vẻ đơn giản nhưng lại yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác cao để không gây đau đớn và tổn thương cho trẻ. Vì vậy bố mẹ nên lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín, nơi có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và hệ thống máy móc, cơ sở vật chất hiện đại để điều trị răng nanh cho bé.

Ngoài việc thăm khám tại nha khoa, bố mẹ cũng nên chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh. Nếu trẻ bị sốt, hãy thử áp dụng một số mẹo dân gian để hạ cơn sốt hoặc đưa trẻ đến gặp bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà cho trẻ khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.

ve-sinh-rang-mieng-cho-tre-so-sinh-

Bố mẹ nhớ vệ sinh răng miệng cho trẻ sơ sinh thường xuyên

Riêng với trường hợp của bé Tôm, do bạn Lan Anh chưa miêu tả chi tiết tình trạng hiện tại mà bé đang gặp phải nên nha khoa chưa thể kết luận có nhất thiết phải nhổ răng nanh cho bé hay không. Để có câu trả lời chính xác, tốt nhất bạn Lan Anh nên đưa bé đến gặp nha sĩ để được thăm khám và tư vấn thật cụ thể.

Hy vọng trong giới hạn của một bài tư vấn nha khoa, những thông tin mà nha khoa quốc tế Athena đã chia sẻ phần nào nỗi lo lắng của bạn Lan Anh về việc Răng nanh của trẻ sơ sinh có đáng lo và nhất thiết phải nhổ bỏ không? Mọi thắc mắc khác cần được tư vấn nha khoa hoặc có nhu cầu đặt lịch thăm khám có thể trực tiếp liên hệ với nha khoa Athena để được hỗ trợ và tư vấn sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *